Tóm tắt
Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI là một tập thông sử, vì vậy, nội dung cơ bản của nó được trình bày một cách đầy đủ, bao quát toàn bộ quá trình diễn biến của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVI với những sự kiện trọng yếu về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá... cùng các mối quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia lân cận. Trong thế kỷ XV, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo và sự nghiệp đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, giành lại nền độc lập dân tộc sau hơn 20 năm bị triều Minh chiếm đóng là một sự kiện lịch sử vĩ đại. Mặc dù đã có nhiều công trinh viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, song tập Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI vẫn dành một phần quan trọng để trình bày sự kiện lịch sử vĩ đại này. Trong các bộ thông sử Việt Nam đã xuất bản trước đây, khi viết về cơ cấu tổ chức chính quyền thời phong kiến, các tác giả chỉ tập trung nói nhiều về bộ máy Nhà nước trung ương, còn về cơ cấu tổ chức làng xã thì chưa được chú ý đúng mức. Trong khi đó, trên thực tế phát triển của xã hội Việt Nam hàng nghìn năm qua, tổ chức làng xã ở Việt Nam đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có thể nói, lịch sử xã hội Việt Nam thời phong kiến cũng là lịch sử của làng xã Việt Nam. Nhà nước phong kiến ở Việt Nam bao đời nay tồn tại, phát triển được chính là nhờ dựa trên nền tảng cấu trúc vững chắc của làng xã. Bởi vậy, trong tập Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, một chương được viết riêng về tổ chức hành chính - xã hội làng xã và đặt nó trong mối quan hệ dưới sự chi phối của chính quyền trung ương, để thấy được diện mạo đặc thù của xã hội Việt Nam cổ truyền mà tổ chức làng xã là cơ tầng cốt lõi. Vấn đề triều Mạc cũng được nhìn nhận đánh giá theo quan điểm mới, gần như thống nhất trong giới sử học Việt Nam hiện nay. Đó là sự thừa nhận triều Mạc là một vương triều chính thống trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian tồn tại hơn 60 năm, triều Mạc đã có những hoạt động tích cực góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng hóa, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, tư tưởng. Trong nghiên cứu từ trước tới nay, từ thế kỷ XV, ở Việt Nam vẫn coi Nho giáo, đặc biệt là Tống nho, đã được giai cấp thống trị độc tôn, đưa lên thành hệ tư tưởng chính thống của quốc gia và làm khuôn phép để trị nước. Khi biên soạn Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI, có những sự nhìn nhận quan điểm khác biệt cho rằng ở thế kỷ XV, đặc biệt dưới triều Lê Thánh tông, song song với việc tôn sùng Nho giáo, triều Lê còn đề cao tư tưởng pháp trị và lấy pháp trị làm đường lối trị nước. Tập Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI trình bày một cách khách quan những gì xảy ra trên dọc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ở thời kỳ này nhằm khôi phục lại một sự thật lịch sử từng trải qua những thời điểm căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ ở biên giới, song cuối cùng mọi phức tạp của vấn đề đã được giải quyết ổn thỏa, như ở triều vua Lê Thánh tông.rnrnTrong khi tập trung trinh bày các sự kiện lịch sử lớn, quan trọng ở thế kỷ XV-XVI, cuốn sách cũng rất chú ý giới thiệu các nhân vật trọng yếu của lịch sử hai thế kỷ này. Để độc giả tiện theo dõi dòng mạch liên tục của các sự kiện xảy ra, phần giới thiệu tiểu sử vẫn tắt các nhân vật lịch sử được xếp ở phần Phụ lục. Khi giới thiệu tiểu sử các nhân vật lịch sử ở thế kỷ XV-XVI, các tác giả chỉ chọn những nhân vật tiêu biểu, đại diện cho thời đại trên các lĩnh vực chính trị, quản sự, ngoại giao, văn hóa, khoa học, kỹ thuật... Tiểu sử các nhân vật được viết lại chủ yếu dựa theo phần Liệt truyện trong Lê triều thông sử (tức Đại Việt thông sử) của Lê Quý Đôn và Nhân vật chi trong Lịch triều hiến chương loại chị của Phan Huy Chủ.
Ngôn ngữ: | vie |
Thông tin trách nhiệm: | Tạ, Ngọc Liễu |
Thông tin nhan đề: | Lịch sử Việt Nam. Tập 3, Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVI. (Tái bản lần 1 có bổ sung, sửa chữa) |
Nhà Xuất Bản: | Khoa học xã hội |
Loại hình: | Book |
Mô tả vật lý: | 630 tr. |
Năm Xuất Bản: | 2017 |
(Sử dụng ứng dụng VNU- LIC quét QRCode này để mượn tài liệu)
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng Bookworm để xem đầy đủ tài liệu. Bạn đọc có thể tải Bookworm từ App Store hoặc Google play với từ khóa "VNU LIC”)