Tìm kiếm nâng cao
Hướng dẫn sử dụng
Loại tài liệu: Tài liệu số - Book
Thông tin trách nhiệm: Nguyễn, Thị Trường Giang
Nhà Xuất Bản: Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền
Năm Xuất Bản: 2020
Giáo trình Lịch sử Báo chí do nhóm tác giả biên soạn trong khuôn khổ đề tài khoa học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của hội đồng thẩm định các cấp tại Học viện. Giáo trình bao gồm 3 chương: Chương 1: Khái lược sự ra đời và phát triển báo chí trên thế giới và Việt Nam. Chương này giới thiệu về các điều kiện ra đời và phát triển của báo chí nói chung và từng loại hình báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử nói riêng; cung cấp cho người đọc thông tin về các sản phẩm báo chí đầu tiên trên thế giới và ở Việt Nam. Chương 2: Viết về sự phát triển của báo chí các châu lục. Do đây là một lĩnh vực rộng lớn với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ nên rất khó để nghiên cứu theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia cụ thể. Do vậy, nhóm tác giả đã tập trung làm sáng tỏ đặc điểm báo chí của từng châu lục và giới thiệu một số quốc gia có nền báo chí phát triển trong từng châu lục. Phần này cung cấp một lượng thông tin khá phong phú và có hệ thống về các phương tiện truyền thông đại chúng của các nước trên thế giới, giúp người đọc nắm được tình hình phát triển báo chí các nước, các châu lục, cũng như xu hướng phát triển của báo chí nói chung và khuynh hướng thể hiện của từng tờ báo in, báo mạng điện tử, từng đài phát thanh, truyền hình, các hãng thông tấn.rnChương 3: Tác giả tập trung vào sự phát triển của báo chí Việt Nam qua các thời kỳ. Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành và phát triển của báo chí Việt Nam thông qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể như: báo chí Việt Nam thời kỳ đầu, giai đoạn 1865- 1925; báo chí cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ 1925-1945; 1945-1954; 1954-1975; 1975-1986; báo chí cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước 1986 đến nay. Những nội dung này nhằm tạo cơ sở dữ liệu cho việc tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam và các vấn đề hiện tại, cũng như hoàn cảnh lịch sử, địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội có Liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của báo chí nước ta.
(Sử dụng ứng dụng VNU- LIC quét QRCode này để mượn tài liệu)
(Lưu ý: Sử dụng ứng dụng Bookworm để xem đầy đủ tài liệu. Bạn đọc có thể tải Bookworm từ App Store hoặc Google play với từ khóa "VNU LIC”)
Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin : dùng cho các khối ngành không chuyên Kinh tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học, cao đẳng
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Giáo trình xã hội học đại cương
Lịch sử văn minh thế giới
Cơ sở lý luận báo chí truyền thông
Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Lịch sử báo chí Việt Nam: 1865-1945
Tiếng Việt thực hành
Giáo trình lý luận báo chí truyền thông
Báo chí, truyền thông hiện đại: Thực tiễn, vấn đề, nhận định